Trang chủ Tin Tức GIẢI MÃ KÊNH PHÂN PHỐI TỪ NHỮNG NĂM 90 – VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA DMS

GIẢI MÃ KÊNH PHÂN PHỐI TỪ NHỮNG NĂM 90 – VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA DMS

HQsoft đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm quản lý bán hàng dms sẽ cùng các bạn giải mã kênh phân phối từ những năm 90 qua bài viết sau. Kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Là một phần rất quan trọng đối với Doanh Nghiệp trong việc đưa sản phẩm ra ngoài thị trường. Kênh phân phối quyết định sự sống còn, sự sinh tồn của mỗi Doanh Nghiệp.

Vậy kênh phân phối là gì?

Có nhiều khái niệm định nghĩa kênh phân phối, hệ thống phân phối. Tuy nhiên dưới góc độ của người quản lý kênh thì kênh phân phối được định nghĩa: là tổ chức tiếp xúc, quan hệ để quản lý các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu phân phối của nó”.

Tuy nhiên, đặc tính chung của các kênh phân phối đó chính là điểm trung gian giữa người bán và người mua. Và có nhiều loại trung gian tham gia vào kênh phân phối như: nhà bán buôn, (nhà phân phối), đại lý, môi giới, nhà bán lẻ. Theo các chuyên gia kinh tế chia kênh phân phối thành ba loại khác nhau: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phối hỗn hợp.

Tùy vào mỗi giai đoạn, tình hình kinh tế mà thị trường phân phối  tại Việt Nam khác nhau. Bài viết này sẽ cùng chúng ta giải mã thị trường phân phối từ những năm 90 trở về trước và đến nay thay đổi thế nào nhé.

Thị trường phân phối từ những năm 90 về trước

Từ những năm 90 trở về trước, khi nền kinh tế nước ta đang từng bước mở cửa, thì hệ thống kênh phân phối được hình thành. Người sản xuất thường sẽ thông qua một địa điểm trung gian để từng bước đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên tại thời điểm này, quan điểm của các nhà kinh doanh tại Việt Nam họ chỉ quan tâm đến việc bán hàng xuống các nhà phân phối. Mà không quan tâm đến việc nhà phân phối bán hàng như thế nào? Chương trình chính sách cho các đại lý ra sao? Cũng như họ không nắm được việc hàng hóa tiêu thụ đi đâu? Khách hàng của họ là ai? Số lượng hàng đã tiêu thụ ngoài thị trường là bao nhiêu?  Vì vậy khái niệm “ mua đứt bán đoạn” được sử dụng cho phương thức phân phối ở những giai đoạn này trở nên phổ biến.

Và điều đó dẫn đến vai trò của nhà phân phối vô cùng to lớn, nhà sản xuất bị phụ thuộc khá nhiều vào nhà phân phối, rủi ro khá cao khi nhà phân phối điều phối thị trường, họ sẵn sàng rời khỏi công ty khi thị trường thay đổi.

Ngoài ra, chủ Doanh Nghiệp không nắm được dòng chảy của sản phẩm, để sản phẩm “trôi nổi” trên thị trường sẽ đặt công ty vào thế rủi ro. Dễ bị đối thủ cạnh tranh vươn lên chiếm lĩnh thị trường bằng giá cả và hệ thống phân phối chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh đó, hầu như các chủ Doanh Nghiệp đều tập trung chiết khấu, khuyến mãi vào nhà phân phối. Hằng năm, lượng chiết khấu ngày càng tăng dẫn đến việc thất thoát hoàn toàn không tránh khỏi. Nhà sản xuất lúc ấy hoàn toàn không đặt trọng tâm lên các cửa hàng nơi mà sản phẩm của công ty được trực tiếp tiêu thụ.

Chính thức gia nhập WTO từ những năm 2007, nền kinh tế của Việt Nam có những bước chuyển biến rõ rệt, thị trường phân phối phát triển mạnh mẽ. Vậy sự chuyển biến như thế nào? Phát triển ra sao? Hãy cùng tiếp tục với chúng tôi.

Thị trường phân phối sau năm 90

Từ sau những năm 90, kinh tế nước ta mở cửa ngày càng mạnh mẽ cho phép các tập đoàn đa quốc gia du nhập vào Việt Nam. Đặc biệt là các Doanh Nghiệp hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, khi họ vào Việt Nam mang theo tư duy phân phối mới, đa dạng hoá và chuyên biệt.

Họ bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào đại lý cấp 2, cửa hàng nơi mà hàng hoá được tiêu thụ và đưa đến người tiêu dùng cuối. Họ chủ động trong khâu điều khiển quy trình phân phối, hệ thống phân phối, kiểm soát được dòng chảy của hàng hoá, rút ngắn khoảng cách trung gian, đồng thời chăm sóc tốt hơn các đại lý, cửa hàng. Và hạn chế “quyền lực” của nhà phân phối, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Từ đây, khái niệm phương thức phân phối hiện đại được ra đời, nhà sản xuất có thể quản lý trực tiếp, tiếp cận người tiêu dùng, quan tâm đến sản phẩm, xóa bỏ dần khái niệm mua đứt bán đoạn. Với quyết tâm cải tổ hệ thống phân phối, giúp các nhà phân phối hoạt động chuyên nghiệp. Ngoài ra để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe hơn từ hãng, và nâng cao năng lực cạnh tranh của từng nhà phân phối so với các đối thủ trên thị trường. Các chủ Doanh Nghiệp lớn, đa quốc gia còn tập trung nhiều hơn cho công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp để tăng doanh thu và đạt được các mục tiêu mong muốn.

Sự Ra Đời Của Giải Pháp Quản Lý Hệ Thống Phân Phối (DMS)

Sau khi hệ thống được đưa vào ứng dụng, đồng nghĩa với nhu cầu quản lý ngày càng tăng. Doanh Nghiệp lớn với hàng trăm, hàng nghìn nhân viên không thể quản lý với các thao tác thủ công thông thường, mà bắt buộc họ cần một giải pháp tối ưu hơn chính xác hơn. Từ đó, công nghệ thông tin được đưa vào ứng dụng để giảm thiểu các thao tác thủ công, hạn chế thất thoát, tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, ban đầu các tập đoàn lớn họ ứng dụng các giải pháp từ nước ngoài được hiệu chỉnh để phù hợp với nhu cầu và hệ thống phân phối tại Việt Nam. Do vậy, việc triển khai các dự án hệ thống dms phải tốn khá nhiều thời gian, chi phí và khó khăn trong việc bảo trì, lắp đặt.

Cũng từ đó, nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn của thị trường cũng như sự lớn mạnh của các Doanh Nghiệp trong nước. Các kỹ sư công nghệ thông tin trong nước đã tạo lập một hướng đi mới, hướng đi riêng của người Việt, giải pháp quản lý hệ thống phân phối của người Việt đã ra đời trong bối cảnh này. Giải pháp được nghiên cứu và ứng dụng trong chính bản thân các Doanh Nghiệp Việt, phù hợp với nhu cầu, văn hoá và hệ thống phân phối của các công ty tại Việt Nam. Mang đến hiệu quả to lớn, để hôm nay khi nhắc đến khái niệm giải pháp DMS chủ Doanh Nghiệp Việt đã không còn quá xa lạ.

Vậy thực tế giải pháp DMS bao gồm những tính năng gì? Được ứng dụng như thế nào? Hiệu quả mang đến ra sao? Hãy xem tiếp phần sau nhé.

Register for Trial & Support (Đăng Ký Trải Nghiệm & Tư Vấn)

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Từ khóa:
INPUT YOUR COMMENT