Trang chủ Tin Tức Cách Gia Tăng Và Mở Rộng Thị Trường Của Các Cửa Hàng Bán Sỉ Và Lẻ.

Cách Gia Tăng Và Mở Rộng Thị Trường Của Các Cửa Hàng Bán Sỉ Và Lẻ.

Với nhu cầu tiêu dùng ở các vùng xa xôi ngày càng tăng, tạo thách thức cho các Doanh Nghiệp sản xuất và có một hệ thống quản lý phân phối tốt để tiếp cận với thị trường mới nhưng tiềm năng này. Tuy nhiên, điều này lại tạo điều kiện thuận lợi giúp các điểm bán lẻ ở các khu vực phát triển, trở thành cửa hàng bán sỉ và lẻ, hơn hết là trở thành nhà phân phối cho Doanh Nghiệp.

Theo nhận xét của Nielsen, cửa hàng bán sỉ và lẻ là các cửa hàng mà doanh thu của họ đến từ các nguồn cung cấp cho các nhà bán lẻ thứ cấp. Có thể là từ 10-90%, đến từ 2 nguồn bán lẻ sản phẩm và phân phối lại. Theo Nielsen thì thị trường cửa hàng bán sỉ và lẻ sẽ là thị trường tương lai mà các Doanh Nghiệp sản xuất cần tiếp cận và mở rộng.

Theo thống kê, cửa hàng bán sỉ và lẻ ở Việt Nam có đến 25.000 cửa hàng ở khắp mọi khu vực tận những nơi xa nhất trên toàn quốc. Họ kinh doanh nhiều chủng loại hàng hóa phục vụ cho khá nhiều nhu cầu của Khách Hàng.

Thách Thức Đặt Ra Khi Mở Rộng Cửa Hàng Bán Sỉ Và Lẻ

Đầu tiên thị trường này là “món mồi” béo bở khá nhiều Doanh Nghiệp đã nhìn thấy tiềm năng lớn này, nên việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi. Yếu tố về tài chính và nhân sự sẽ là điều mà các Doanh Nghiệp cần cân nhắc khi tham gia vào kênh thương mại này.

Cửa hàng bán sỉ và lẻ tại địa phương họ kinh doanh khá nhiều thương hiệu chủng loại sản phẩm khác nhau. Nếu không có các chiến lược phân phối thích hợp Doanh Nghiệp sẽ vụt mất các điểm bán hàng tiềm năng.

Kiểm soát hoạt động của đội ngũ bán hàng tại các vùng xa lại là khó khăn đối với chủ Doanh Nghiệp, vì các cửa hàng phân bố rộng khắp để tiếp cận và bán được hàng Doanh Nghiệp cần phải có một đội ngũ bán hàng, chăm sóc Khách Hàng để họ tin tưởng và trung thành với Doanh Nghiệp.

Doanh Nghiệp còn thiếu tính liên kết, liên kết từ nhà cung cấp- nhà phân phối- cửa hàng bán lẻ hoặc ngược lại.

Điều đặc biệt, từ ngày 01/01/2019 Việt Nam sẽ cấp phép cho các nhà cung cấp sản phẩm ở nước ngoài tham gia vào thị trường bán lẻ trong nước. Điều này đồng nghĩa không những Doanh Nghiệp cạnh tranh với các điểm bán hàng khác mà còn cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ, siêu thị mini từ các thương hiệu nước ngoài.Tạo nhiều cản trở cho Doanh Nghiệp trong nước.

Giải pháp cho Doanh Nghiệp với kênh thương mại cửa hàng bán sỉ và lẻ trong nước.

Tạo Lòng Tin cho các cửa hàng bằng việc cung cấp thông tin về Doanh Nghiệp và lợi ích của sản phẩm:

Thông tin Doanh Nghiệp cung cấp cho các cửa hàng phải hoàn thiện nhất có thể, ít nhất là phải tốt hơn sản phẩm của đối thủ. Cung cấp cho cửa hàng các thông tin giá trị của sản phẩm, cách tiếp thị, Khách Hàng mục tiêu và đặc biệt cung cấp cho chủ cửa hàng các lợi ích khi họ hợp tác với Doanh Nghiệp cùng tương lai phát triển.

Bên cạnh đó có thể cung cấp cho họ đội ngũ bán hàng để họ có thể an tâm hơn trong việc bán hàng và cải thiện doanh thu.

Luôn đặt chế độ quan tâm, chăm sóc với các điểm bán hàng:

Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu, hội thảo để tất cả các điểm bán hàng có thể tham gia. Thông qua các cuộc gặp gỡ, chủ Doanh Nghiệp có thể có được thông tin mới về thị trường tiềm năng, Khách Hàng, sản phẩm và nhu cầu của các cửa hàng để có thể cải tiến sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, thông qua các buổi trao đổi chủ cửa hàng sẽ nắm được rõ sản phẩm, chế độ đãi ngộ và hơn hết sẽ nắm được tiềm lực của công ty để củng cố lòng tin với Doanh Nghiệp.

Có chế độ, chính sách thích hợp với thị trường tiềm năng

Ngoài các giá trị ban đầu được thiết lập trên hợp đồng giữa hai bên, chủ Doanh Nghiệp sản xuất cần quan sát sự phát triển của các cửa hàng, đánh giá tiềm năng phát triển và tạo điều kiện cho họ.

Thông qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt, chính sách cho các điểm vượt chỉ tiêu mà Doanh Nghiệp đã đặt ra, bổ sung thêm nhiều dạng KPI khác nhau theo từng dạng chiết khấu khác nhau, tạo thêm động lực về doanh thu để các cửa hàng có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

Xây Dựng Cơ Chế Quản Lý Thích Hợp.

  • Quản lý dịch vụ chăm sóc Khách Hàng:
  • Bằng các công cụ hỗ trợ ghi nhận phản hồi của Khách Hàng, khảo sát Khách Hàng từ đó cải thiện dịch vụ chăm sóc Khách Hàng và sản phẩm
  • Nắm được điểm mạnh và điểm yếu của từng điểm bán hàng để có chiến lược phân phối thích hợp.
  • Phối hợp với các cửa hàng bán sỉ và lẻ bảo quản sản phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Khi xuất hiện các trường hợp đổi trả hàng về chất lượng sản phẩm phải có cách giải quyết nhanh chóng và tức thời đảm bảo giá trị về chất lượng mà sản phẩm mang lại.
  • Áp dụng các tuyệt chiêu huấn luyện bán hàng dành cho đội ngũ nhân viên bán hàng, nhằm để họ có thể hỗ trợ cửa hàng bán hàng và chăm sóc người tiêu dùng tốt hơn.

Quản lý Đội ngũ bán hàng và giao hàng

  • Áp dụng các giải pháp quản lý hệ thống phân phối cũng như công cụ để tăng cường giám sát đội ngũ bán hàng trên thị trường để họ có thể hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đặt ra, hỗ trợ tốt các điểm bán hàng.
  • Xây dựng một đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp, thiết kế cho họ giao hàng với đoạn đường ngắn nhất và thời gian nhanh nhất. Tối ưu hóa chi phí, bảo quản được sản phẩm đến tay Khách Hàng là mục tiêu Doanh Nghiệp hướng đến.
  • Tối ưu hóa các tuyến bán hàng và tuyến giao hàng. Theo dõi và giám sát cách thực hiện của đội ngũ nhân viên.

Quản lý hàng hóa tồn kho và các chương trình khuyến mãi.

  • Việc áp dụng giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS nhằm quản lý hàng tồn kho, luôn đảm bảo lượng hàng tồn kho ở mức thấp nhất. Giám sát hàng tồn kho tự động, cảnh báo kịp thời cho người quản lý để có chiến lược phân phối hợp lý.
  • Các chương trình khuyến mãi và hậu mãi tại mỗi điểm bán luôn là khó khăn trăn trở của Doanh Nghiệp khi không kiểm soát hiệu quả của các chương trình, cập nhật số liệu khó khăn và mất nhiều thời gian. Và bài toán này đã được các Doanh Nghiệp lớn tìm lời giải thông qua giải pháp phần mềm DMS, thống kê chương trình hiệu quả bên cạnh đó có thể tích hợp nhiều dạng chiếc khấu khác nhau hỗ trợ Doanh Nghiệp có thể thiết kế đa dạng loại hình khuyến mãi.

Lời kết:

Kênh thương mại cửa hàng sỉ và lẻ hiện đang là một kênh thương mại “nóng” khá quan trọng trong quá trình mở rộng thị trường của Doanh Nghiệp. Những chuỗi cửa hàng này đóng vai trò là mạng lưới phân phối thứ cấp giúp Doanh Nghiệp dễ dàng tiếp cận những vùng sâu vùng xa mà không cần phải đầu tư thêm.

Hãy trang bị thêm giải pháp quản lý hệ thống phân phối DMS để có tăng sức cạnh tranh, giảm các chi phí không cần thiết và mở rộng thị trường tiềm năng nhé.

 

Register for Trial & Support (Đăng Ký Trải Nghiệm & Tư Vấn)

  • This field is for validation purposes and should be left unchanged.

Từ khóa:
INPUT YOUR COMMENT